Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wordpress-seo domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/html/hti.smb.vn/wp-includes/functions.php on line 6114
PFAS trong không khí, nước và đất: Làm sáng tỏ mối đe dọa thầm lặng - HTI Scientific

Khám phá xu hướng

Hơn 300+ bài viết xu hướng sẽ có ích cho bạn

PFAS trong không khí, nước và đất: Làm sáng tỏ mối đe dọa thầm lặng

clock 6 tháng trước

10,3 tỷ USD là khoản tiền mà Tập đoàn hóa chất 3M sẽ chi trong 13 năm để hỗ trợ cho các thành phố, thị trấn và các cơ quan quản lý nước công cộng thử nghiệm và xử llý hóa chất vĩnh cửu (PFAS). Đây được đánh giá là thỏa thuận dàn xếp về nước uống lớn nhất trong lịch sử Mỹ.

Vậy PFAS là gì?

PFAS là từ viết tắt tiếng Anh của các chất thuộc nhóm poly-fluoro-alkyl, bao gồm hơn 4.000 chất hóa học được phát hiện cho tới nay. Nhóm hóa chất này được sử dụng để tạo ra lớp phủ giúp các sản phẩm có khả năng chống nước, chống dầu mỡ và chống bụi bẩn.

PFAS được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất bọt cứu hỏa, kim loại mạ điện và thiết bị điện tử. Trong đời sống thường ngày, có thể tìm thấy PFAS trong quần áo chống thấm nước, chảo chống dính, mỹ phẩm, dụng cụ y tế. Những hợp chất này có thể lắng đọng trong máu, thận, gan và được cho là có liên quan đến bệnh ung thư, gây rối loạn chức năng nội tiết tố.

Ông Martin Scheringer – Đại học ETH Zurich, Thụy Sĩ: “PFAS gây hại cho gan, phổi và về lâu dài có thể gây bệnh ung thư. Chúng có thể có tác động xấu tới tuyến giáp, có thể khiến trẻ nhỏ bị thấp còi. Chúng có hại cho quá trình trao đổi chất và tiêu thụ calo, gây rối loạn nội tiết tố và tác động tới hệ nội tiết, làm giảm số lượng tinh trùng, thậm chí có thể làm suy giảm miễn dịch”.

GS. Dibs Sarkar – Khoa Kỹ thuật dân dụng, môi trường và đại dương, Viện Công nghệ Stevens, Mỹ: “PFAS có mặt ở mọi nơi, đó chính là vấn đề. Chúng hiện có mặt trong những đồ vật thông dụng nhất trong bất kỳ hộ gia đình nào. Bất cứ lúc nào, bạn bước vào một căn nhà bất kỳ, bạn cũng có thể tìm thấy ít nhất 1 sản phẩm có chứa PFAS”.

GS. Jason Cannon – Chuyên ngành Độc chất học, Đại học Purdue, Mỹ: “Rất nhiều người biết đến những hợp chất này là các hóa chất vĩnh cửu. Chúng được đặt tên như vậy bởi vì nhiều loại, đặc biệt là các loại PFAS cũ đang dần bị loại bỏ, có thời gian bán hủy sinh học rất dài. Điều đó có nghĩa là chúng không bị hỏng trong một thời gian dài và một số trong số này có thể tồn tại nhiều năm đến hàng trăm năm trong cơ thể con người. Thời gian bán hủy trong máu có thể lên đến một thập kỷ đối với một số trong số này, nghĩa là có thể mất gần 10 năm để loại bỏ một nửa những gì bạn đã tiếp xúc”.

Làm thế nào để hạn chế sử dụng hóa chất vĩnh cửu

Những loại hợp chất không màu, không mùi, không vị, nhưng lại có mặt trong không khí, nước, đất, trong đồ ăn thức uống và cả trong máu của chúng ta. Chính lợi thế khiến PFAS được các ngành công nghiệp ưa chuộng là độ bền, lại khiến chúng trở thành mối lo ngại đối với môi trường thiên nhiên và sức khỏe con người. Vậy phải làm sao để tránh tiếp xúc hoặc hạn chế việc sử dụng hóa chất vĩnh cửu. Đây là bài toán đang gây đau đầu các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới.

Trước thực trạng ô nhiễm nguồn nước do tồn dư hóa chất trong sinh hoạt, trồng trọt, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ trong vài năm gần đây đã siết chặt các quy định đối với PFAS. Hồi tháng ba, cơ quan này đã đưa ra quy định mang tính lịch sử yêu cầu kiểm soát nồng độ của một số “hóa chất vĩnh cửu” PFAS trong nước uống tại Mỹ.

GS. Dibs Sarkar – Khoa Kỹ thuật dân dụng, môi trường và đại dương, Viện Công nghệ Stevens, Mỹ: “Quy định mới rất tốt, những người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm làm sạch môi trường. Trước đó, PFAS không được coi là chất độc hại, vậy nên những công ty từng thải PFAS ra môi trường không phải trả bất cứ khoản phạt nào. Còn giờ đây, nếu phát hiện nồng độ cao quá mức cho phép của PFAS trong môi trường, cơ quan chức trách sẽ xác định nguồn gốc và những người gây ô nhiễm sẽ phải chịu trách nhiệm”.

Hóa chất vĩnh cửu (PFAS) - mối lo ngại đối với môi trường và sức khỏe - Ảnh 2.

Từ góc độ cá nhân, mỗi chúng ta có thể giảm thiểu việc tiếp xúc với hóa chất vĩnh cửu bằng cách hạn chế tiêu thụ đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh, bỏng ngô nổ bằng lò vi sóng, dụng cụ nấu nướng chống dính, hoặc lắp đặt các bộ lọc chuyên dụng để loại bỏ PFAS khỏi nước máy.

Sau khi chịu sức ép từ các nhà hoạt động môi trường, nhiều hãng thời trang thể thao và thám hiểm đã ngừng sử dụng PFAS trong việc sản xuất đồ chống thấm nước. Các hãng đồ nội thất cũng cam kết giảm thiểu sử dụng PFAS.

TS. Roland Weber – Nhà tư vấn về môi trường: “Tôi nghĩ rằng việc yêu cầu dán nhãn sản phẩm có chứa PFAS sẽ là một quy định hay, nhưng hiện vẫn chưa có quy định nào như vậy. Chưa sản phẩm nào có chứa hóa chất vĩnh cửu bị dán nhãn, cần phải hoàn thiện việc quản lý các chất này”.

Bà Steffi Lemke – Bộ trưởng Môi trường Đức: “Với PFAS, chúng ta đang nhắc tới một nhóm chất với nhiều vấn đề. Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng nhóm chất này cần được xem xét lại một cách căn bản. Phải loại bỏ khỏi thị trường và cấm sử dụng các chất nguy hiểm”.

Các thành viên Liên minh châu Âu đang tăng cường quản lý hóa chất vĩnh cửu. Đan Mạch cấm sử dụng các chất này trong bao bì thực phẩm từ năm 2020, nước này cùng với Đức, Hà Lan, Thụy Điển và Na Uy đồng loạt kêu gọi việc cấm sử dụng hóa chất vĩnh cửu trên toàn lãnh thổ EU, có thể có hiệu lực sớm nhất vào năm 2025.


Deprecated: Function WP_Query was called with an argument that is deprecated since version 3.1.0! caller_get_posts is deprecated. Use ignore_sticky_posts instead. in /var/www/html/hti.smb.vn/wp-includes/functions.php on line 6114

Bài viết liên quan

Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *